Hiểu rõ được thị trường nông sản cũng như xác định nhu cầu cung và cầu nông sản sẽ giúp doanh nghiệp và người dân có những định hướng sản xuất và kinh doanh hợp lý. Trong những năm gần đây, thị trường nông sản luôn biến động, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Vậy thị trường nông sản là gì? Bài viết dưới đây của nông sản Việt Nam sẽ trả lời cho bạn câu hỏi này.
Mục lục:
Thị trường nông sản là gì?
Thị trường nông sản là tất cả các mối quan hệ về giao dịch hàng hóa nông sản diễn ra tại một khu vực địa lý nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói một cách khác thị trường nông sản là nơi diễn ra các hoạt động có liên quan trực tiếp đến giao dịch hàng hóa nông sản.
Thị trường nông sản bao gồm 3 hình thức:
- Thị trường tư liệu sản xuất: Là tập hợp các cá nhân, tổ chức mua và bán tư liệu sản xuất đầu vào như phân, giống, thức ăn… cũng như dịch vụ thủy lợi, làm đất, tiêm phòng… nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm nông sản.
- Thị trường người bán buôn và trung gian: Là tập hợp những cá nhân hay tổ chức mua hàng của người sản xuất nông sản và bán lại cho người khác hoặc bán cho người tiêu dùng để kiếm lời. Thị trường này bao gồm: Người thu mua lưu động, nguời bán buôn, người bán lẻ.
- Thị trường tiêu dùng: Thị trường tiêu dùng là những cá nhân hay gia đình mua hay bằng một phương thức trao đổi nào đó để đổi lấy loại nông sản hay dịch vụ để phục vụ cho lợi ích của cá nhân.
>>Xem thêm:
Thị trường nông sản có vai trò như thế nào?
Bản chất của thị trường nông sản thể hiện ở những vai trò của nó. Với tính cách là một phạm trù kinh tế, thị trường nông sản có những vai trò cơ bản sau đây:
Vai trò thừa nhận
Vai trò thừa nhận của thị trường nông sản thể hiện ở chỗ người mua chấp nhận mua nông sản hàng hoá của người bán và do vậy hàng hoá đã bán được. Người mua thực hiện chức năng này nghĩa là thừa nhận các hoạt động sản xuất nông sản hàng hoá và mua bán chúng theo yêu cầu các qui luật của kinh tế thị trường.
Mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của nông sản đều thực hiện được việc bán, tức là chuyển quyền sở hữu nông sản với những giá trị nhất định, thông qua việc thực hiện một loạt các thảo thuận về giá cả, chất lượng, số lượng, phương thức giao nhận hàng… trên thị trường. Chức năng thừa nhận của thị trường nông sản là quan trọng nhất và có tính chất quyết định.
Vai trò thực hiện
Thị trường nông sản bao gồm hoạt động mua và bán nó là hoạt động bao trùm cả thị trường. Hoạt động mua bán là cơ sở quan trọng quyết định các mối quan hệ kinh tế giữa các đối tượng tham gia. Vai trò thực hiện của thị trường nông sản thể hiện ở chỗ, thị trường thực hiện hành vi trao đổi, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hoá, hình thành giá cả và thực hiện giá trị của các nông sản phẩm.
Vai trò điều tiết kích thích
Thị trường nông sản vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế. Đây chính là cơ sở khách quan để thực hiện chức năng điều tiết kích thích của thị trường nông sản. Bên cạnh đó, thị trường nông sản có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn nông sản của đất nước, cũng như từng phân ngành của ngành nông nghiệp.
Vai trò thông tin
Thị trường nông sản cung cấp các thông tin như sau: Tổng cung, tổng cầu nông sản hàng hoá, cơ cấu cung cầu các loại nông sản hàng hoá, chất lượng, giá cả hàng hoá, thậm chí cả thị hiếu, cách thức, phong tục tiêu dùng của nhân dân…
4 vai trò của thị trường nông sản có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ với nhau, làm cho thị trường thể hiện đầy đủ vai trò bản chất của mình.
Những đặc điểm của thị trường nông sản
Giá cả dễ biến động trong thời gian ngắn
Giá của các nông sản có thể thay đổi đột ngột trong vòng một tuần và thậm chí một ngày. Sự biến đổi giá nhanh chóng thường do các lý do sau:
- Sự phối hợp kém giữa cung và cầu, cung nhiều hơn cầu đẩy giá nông sản xuống thấp và ngước lại cung nhỏ hơn cầu sẽ đẩy giá nông sản lên cao.
- Điều phối hàng hóa nông sản chưa hợp lý làm tác động mạnh tới giá của các mặt hàng dễ hỏng như hoa quả và rau, sắn và cá tươi. Những nông sản này không thể bảo quản lâu và phải bán đi nhanh chóng. Do đó, giá của những nông sản đó có xu hướng giảm nhiều vào cuối thời điểm buôn bán hoặc nếu có một lượng hàng lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt quá cầu thị trường.
Thị trường nông sản mang tính mùa vụ
Tính thời vụ thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định của giá cả thị trường đầu ra. Nguồn cung của thị trường nông sản thường chỉ tập trung vào vụ thu hoạch, sau đó giảm vào vụ.Tính chất thời vụ làm cho giá thành nông sản không ổn định có sự chênh lệch lớn giữa chính vụ và trái vụ.
Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết
Sự biến đổi về giá giữa các năm của các mặt hàng nông nghiệp cũng có thể thay đổi đáng kể giữa các năm. Điều kiện tự nhiên như thời tiết, mưa, bão, lũ lụt..là những nguyên nhân chính của sự biến đổi giá này do sự tác động của chúng tới nguồn cung. Ví dụ, thiên tai bão, lũ có thể ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và dẫn đến sự gia tăng về giá. Ngược lại, điều kiện thời tiết thuận lợi có thể có tác động tích cực tới mức độ sản xuất và khiến cho hàng hóa nông sản tràn ngập thị trường.
Thị trường nông sản mang tính rủi ro cao
Tính rủi ro cao là một đặc trưng của thị trường nông sản. Biến động giá cả là một nguyên nhân chính của sự rủi ro này. Người sản xuất có thể thấy rằng giá thị trường vào thời điểm thu hoạch không đủ chi trả cho các chi phí sản xuất trong khi các thương nhân không thể kiếm lời từ công việc buôn bán của mình. Sản phẩm bị thối, hỏng cũng là một rủi ro. Sản phẩm nông nghiệp có thể chịu ảnh hưởng của sâu bệnh, bị dập nát hoặc giảm giá trị trong quá trình vận chuyển, lưu kho, mua bán, khiến người nông dân và thương nhân bị thua lỗ. Thiên tai bất ngờ cũng là một rủi ro không lường trước được.
Chi phí giao dịch và vận chuyển cao
Giá của các loại nông sản khi đến tay người tiêu dùng thường rất cao, cao hơn rất nhiều so với giá ban đầu của sản phẩm mà người sản xuất bán ra. Điều này là do chi phí marketing, các rủi ro và chi phí vận chuyển quá cao. Những nguyên nhân đẩy giá nông sản cao khi đến tay người tiêu dùng:
- Thương lái tập hợp/thu mua các nông sản từ những nông dân ở vùng sâu, xa, sản xuất nhỏ lẻ thường tốn nhiều chi phí.
- Các sản phẩm nông sản thường phải vận chuyển qua quãng đường dài, tốn chi phí vận chuyển. Nếu bảo quản không tốt sẽ làm hư hỏng sản phẩm.
- Để tăng thời gian sử dụng và giữ được chất lượng của nông sản, các cơ sở sản xuất, công ty tiến hành chế biến như phơi, sấy… đóng gói. Đây cùng là lý do làm tăng giá nông sản.
- Bảo quản và lưu kho cũng là một hoạt động làm tăng chi phí cho thương nhân và nhà chế biến.
- Cuối cùng, tất cả các trung gian thị trường này cần tiền công lao động và tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của họ.
Thông tin thị trường không đầy đủ
Tiếp cận thông tin thị trường yếu kém là một nguyên nhân quan trọng của thị trường nông sản không hiệu quả. Thiếu thông tin dẫn tới chi phí tiếp thị và rủi ro cao và dẫn đến phối hợp không tốt giữa cung và cầu.
Làm thế nào để sâm nhập vào thị trường nông sản hiệu quả?
Để hạn chế các rủi ro không mong muốn từ thị trường nông sản, trước khi một các nhân, tổ chức nào tham gia vào quá trình sản xuất hay mua bán nông sản cần xác định những yếu tố sau:
Quy mô thị trường nông sản
Việc xác định quy mô/kích thước thị trường giúp doanh nghiệp phán đoán và dự tính lợi nhuận. Đây là khía cạnh quan tâm lớn nhất khi doanh nghiệp muốn tiến vào một thị trường mới.
Phân khúc thị trường
Phân tích phân khúc thị trường từ nhiều cách chia khác nhau để có kết luận phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới. Phân khúc thị trường có thể chia theo:
- Giá cả: cao cấp, trung cấp, thấp cấp
- Địa lý: khu vực miền Bắc, Trung, Nam
- Loại sản phẩm: Mít sấy, mít tươi, mít non…
- Ứng dụng: các ngành nào đang sử dụng sản phẩm. Ví dụ: y tế, giáo dục, dân cư,…
- Đối tượng khách hàng: chia theo nhân khẩu học hoặc nhóm khác như dân dụng
Tốc độ tăng trưởng trị trường nông sản
Tốc độ tăng trưởng quyết định mức độ tiềm năng của thị trường nông sản. Tốc độ tăng trưởng tốt là tín hiệu của một thị trường béo bở. Ngoài việc nhìn vào mỗi năm doanh thu tăng giảm bao nhiêu phần trăm, tốc độ tăng trưởng còn được đo theo chỉ số CAGR – Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép. Con số này đại diện cho khả năng hoàn vốn đầu tư. Con số này càng cao thì thị trường càng có tương lai khả quan
Xu hướng thị trường
Năm bắt xu hướng thị trường là một phần thiết yếu trong phân tích thị trường nông sản. Nắm bắt được xu hướng thị trường giúp bạn quyết định mình nên bán sản phẩm nào. Khi phân tích xu hướng thị trường ta thấy được khách hàng ưa chuộng sản phẩm gì? Đặc điểm, tính chất gì họ đang quan tâm? Họ đang làm gì và vì sao?
Mức độ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh thị trường thể hiện ở số lượng đối thủ và thị phần của họ. Khi phân tích mức độ cạnh tranh, ta cũng nghiên cứu các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để học hỏi rút kinh nghiệm và cân nhắc đưa ra phương án cạnh tranh thích hợp.
Kênh phân phối
Không có kênh phân phối thì sẽ không đưa được sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Phân tích thị trường cần cân nhắc và xem xét sự hiệu quả của kênh phân phối hiện tại hoặc cách xây dựng một kênh phân phối mới sao cho phù hợp với tình hình và xu hướng thị trường nhất.
Luật pháp
Khi muốn tiến vào một thị trường mới, đôi khi doanh nghiệp cần phải có các giấy phép, giấy chứng nhận đặc biệt. Phân tích thị trường sẽ giúp bạn tìm hiểu các yêu cầu pháp lý, quy trình, chi phí và thời gian thực hiện những yêu cầu này.
Một số mặt hạn chế của thị trường nông sản
Công tác quản lý thị trường chưa tốt: Giá cả thị trường có lúc có nơi còn biến động nhiều gây thiệt hại cho người sản xuất nông nghiệp. ở những vùng sâu, vùng xa, vì nhiều lý do mà tiến bộ kỹ thuật mới không đến được tận hộ nông dân. Hàng giả, hàng kém chất lượng còn tràng lan trên thị trường.
Thị trường vốn: Hộ nông dân thường rất khó vay hoặc không vay được các món vay lớn và dài hạn từ ngân hàng. Điều này đã gây khó khăn lớn cho việc đầu tư chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Thị trường tiêu thụ nông sản: Hệ thống thị trường nội địa chưa ổn định tình trạng mất cân bằng cung cầu thường xuyên xảy ra, nên còn tình trạng một số nông sản, thực phẩm, các loại hoa quả… khi thì thiếu rất gay gắt, nhưng khi được mùa lại có cảm giác ứ đọng, dư thừa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Mạng lưới giao thông nông thôn ở nhiều vùng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt ở các vùng núi, vùng xa gây khó khăn cho vận chuyển và mua bán nông sản.
- Hệ thống chợ nông thôn còn thiếu, còn khoảng 30% số xã chưa có chợ. Hệ thống các trung tâm thương mại vùng và liên vùng đang trong quá trình hình thành nên chưa đồng bộ.
- Kiến thức, năng lực và điều kiện tiếp cận thông tin thị trường nông sản của người sản xuất còn yếu nên chưa năm bắt được các xu hướng mới của thị trường
- Tranh mua, tranh bán của thị trường trong trường hợp cụ thể còn rất nặng nề và chưa khắc phục được.
Độc quyền trong thị trường nông nghiệp: Đây là tình trạng khá phổ biến trong thị trường nông sản.
Qua bài viết trên, nông sản Việt Nam hy vọng bạn có thể hình dung ra thị trường nông sản là gì cũng như một số đặc điểm của nó để. Từ đó phần nào hạn chế những rủi ro cũng như cách thức xâm nhập vào thị trường nông sản để đem lại hiệu quả cao nhất.