Nông Sản Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp Tháo Gỡ

Nông sản Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của Việt Nam và ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đi liền với đó là không ít những thách thức. Vậy nông sản Việt Nam thực trạng và giải pháp hiện nay như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Vai trò của nông sản Việt Nam

Nông sản Việt Nam là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Nông sản Việt nam phân thành 3 nhóm chính sau: Sản phẩm cơ bản, thiết yếu (lúa gạo, lúa mì, sữa, cà phê, chè, rau, củ…); Sản phẩm phái sinh (bánh mì, bơ, thịt, dầu ăn…); Sản phẩm được chế biến (xúc xích, rượu, bia, sản phẩm từ sữa…).

Xuất khẩu xoài sang thị trường nước ngoài

Nông sản Việt Nam  rất phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng, có vài trò vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế của nước ta, cụ thể:

  • Nông sản Việt Nam cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội: Việt Nam là quốc gia luôn trong tình trạng đảm bảo an ninh lương thực. Chính đều đó đã góp phần ổn định chính trị, đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.
  • Nông sản Việt Nam cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị: Với nguồn nông sản phpng phú và đa dạng sẽ là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Ngoài ra còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
  • Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ: Các hoạt động chăm sóc, thu hoạch và chế biến nông sản là nơi tiêu thụ rất lớn các sản phẩm của ngành công nghiệp và dịch vụ.
  • Nông nghiệp Việt Nam tham gia vào xuất khẩu: Xuất khẩu nông sản được coi là hoạt động đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm vị trí dẫn đầu trên thị trường thế giới như gạo, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, rau, quả, thực phẩm

Hiện nay, với chính sách mở cửa hội nhập vì nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và nâng tầm thương hiệu trên thị trường quốc tế.

>>Xem thêm:

Thực trạng Nông sản Việt Nam hiện nay

Nông sản Việt Nam phong phú và đa dạng là thế, tuy nhiên vẫn chưa phát huy và khai thác triệt để được thế mạnh cũng mình. Nông sản Việt Nam có nhiều biến động và thách thức gây ra những khó khăn cho nông dân, doanh nghiệp và nhà nước.

Nông sản Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phá triển của cây trồng. Từ đó tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng, giá cả của nông sản. Việt nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm mư nhiều, cụ thể tác động của các điều kiện tự nhiên như sau:

  •  Hán và nóng kéo dài giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực.
  • Lũ lụt xảy ra triền miên, gây ngập úng hoa màu gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc sản xuất.
  • Nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng làm mất đất canh tác trong nông nghiệp.
  • Mưa đá, sương muối vào mùa đông gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoa màu làm giảm chất lượng nông sản đáng kể.

Nông sản Việt Nam mang tính thời vụ

Điều kiện khí hậu ở mỗi vùng miền là khác nhau, khả năng thích ứng của các loại cây trồng cũng khác nhau vào từng mùa trong năm. Chính vì vậy năng suất, chất lượng, giá cả của nông sảncó sự biến động tùy thuộc vào từng mùa vụ.

Đây là một trong những lý do dẫn đến tình trang “ được mùa mất giá như hiện nay”. Vào chính vụ sản xuất ồ ạt, sả lượng lớn, chất lượng đồng đều, phong phú về chủng loại, giá rẻ. Trái vụ thì sản lượng thấp, chất lượng không đồng đều, giá cao.

Nông sản Việt Nam mang tính phân tán không tập trung

Mỗi vùng miền sẽ có những loại cây trồng thích hợp phù hợp với điều kiện khí hậu ở nơi đó. Chính vì vậy dẫn đến nông sản Việt Nam phân tán, không tập trung. Mỗi nơi sản xuất mỗi kiểu, với kỹ thuật canh tác khác nhau. Dẫn đến không đồng đều về chất lượng, nông sản phân bố rải rác gây khó khăn cho việc thu mua và tiêu thụ.

“Giải cứu dưa hấu” là cụm từ quá quen thuộc trong vài năm gần đây

Chất lượng nông sản Việt Nam chưa cao

Hoạt động sơ chế, chế biến, kênh tiêu thụ sản phẩm, tiêu dùng nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống nên chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, thiếu nhãn mác để nhận diện sản phẩm. Nông sản đưa ra thị trường chủ yếu ở dạng thô, ít qua chế biến.

Bên cạnh đó việc sản xuất nông nghiệp chưa tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt hàng nông sản không đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường nước ngoài. Chỉ 5% nông sản Việt Nam xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Nông sản Việt Nam luôn ở thế bị động

Nông sản Việt Nam mua nào cũng cần giải cứu hết dưa hấu, thanh long, rồi vải thiều…Nguyên nhân chính sự thiếu chủ động tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp và nông dân. Thông tin về các thị trường rất mù mờ, không nắm bắt được nhu cầu dẫn đến sản xuất theo phong trào, đại trà những chưa xác định nơi tiêu thụ.

Mặc khác thị trường tiêu thụ nông sản chính của Việt Nam là Trung Quốc. Chính vì vậy, vì một lý do nào đó như dịch covid-19 sẽ làm ứ đọng nông sản, dẫn đến phá giá nông sản với số lượng lớn không có nơi tiêu thụ.

Nông sản Việt Nam chưa có tính pháp lý cao

Nông sản Việt Nam đa phần chưa bảo đảm các tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì sản phẩm, giấy chứng nhận và chất lượng cho nên khó đáp ứng nhu cầu thu mua của các nhà phân phối. Mối liên kết trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, sản xuất thu mua, chế biến, tiêu thụ, phân phối hiệu quả chưa chặt, còn lỏng lẻo và bất cập. Việc kết nối các khâu của chuỗi, giữa cơ sở sản xuất với cơ sở kinh doanh còn lỏng lẽo. Chính vì vậy chưa ký kết được những hợp đồng ổn định lâu dài, hay có kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.

Rất ít cơ sở sản xuất có logo thương hiệu cho nông sản

Công nghệ chế biến nông sản chưa phát triển

Giá cả hàng nông sản phụ thuộc vào chất lượng. Còn chất lượng hàng nông sản không những phụ thuộc vào qui trình sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản và chế biến. Mà công nghệ chế biến và bảo quản nông sản Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Ví dụ: Việt Nam có duy nhất một nhà máy chiếu xạ trái cây xuất khẩu hoạt động. Vì vậy chưa tạo được sự cạnh tranh về giá, dẫn đến ắc tắc hàng hóa, mặc dù nhu cầu của thị trường nhập khẩu vẫn tăng, nguồn cung hàng hóa sạch trong nước vẫn dồi dào.

Giải pháp nào cho nông sản Việt Nam?

Để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong nông sản Việt Nam, cần có sự vào cuộc của nhiều tổ chức cá nhân. Nâng cao chất lượng và giá trị của nông sản Việt Nam là mục tiêu mà chúng ta hướng tới. Sau đây là một số giải pháp cho nông sản Việt Nam:

Giải pháp cho vấn đề khí hậu

Thiên tai là điều chúng ta không thể lường trước được, vì vậy nên chủ động phòng ngừa để hạn chế thiệt hại. Bằng cách:

  • Lồng ghép đầy đủ các nội dung, công tác phòng chống và đối phó với thiên tai vào công tác hoạch định chính sách, dành những ưu tiên cho các dự án đầu tư xanh và giải pháp thông minh trong cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Cần tập trung nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường.
  • Thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp với các vùng đất có những biến đổi khác nhau về khí hậu.
  • Xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển để có thể giải quyết được những thách thức mới nảy sinh của quá trình biến đổi khí hậu.

Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam

  • Xác định quy mô sản xuất của từng loại cây để tiến hành sản xuất tập trung đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều.
  • Quản lý chất lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng từ khâu chọn giống, làm đất, phun thuốc, bón phân. Tất cả đều được thực hiện theo yêu cầu cho phép khẩu gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường, đồng thời phải có sự kiểm định và ghi chép rõ ràng. Đặc biệt khi sử dụng thuốc BVTV phải đúng với liều lượng cho phép, tránh tình trạng tồn dư thuốc BVTV trong nông sản.
  • Đầu tư đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống, áp dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại để nâng cao năng xuất và chất lượng nông sản. Xây dựng nhà màng, nhà kính hay sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng hiện nay.
Ứng dụng khoa học hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp

Giải pháp nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam

  • Tăng cường các mối liên kết giữa các khâu sản xuất – vận chuyển – chế biến – tiêu thụ. Nên loại bỏ dần lối chế biến và bảo quản truyền thống. Thay vào đó nên chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến; từ sản phẩm chế biến đơn giản sang chế biến phức tập; từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao.
  • Phát triển công nghệ sau thu hoạch: Để tăng giá trị của nông sản Việt thì nên tập trung phát triển công nghệ sau thu hoạch, giảm tỷ trọng tươi tăng tỷ trọng hàng nông sản chế biến sâu. Như vậy nông sản của chúng ta sẽ giữ được lâu, đồng thời chất lượng cũng không thay thay đổi, có như vậy mới tăng tính cạnh tranh với các loại nông sản của nước khác được.
  • Muốn nâng cao giá trị nông sản Việt Nam thì mỗi loại sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải có bao bì, đóng gói, nhãn mác thương thiệu. Nên áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm để quản lý dữ liệu và cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin ngược dòng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối. Các thị trường phát triển rất chú trọng việc truy xuất nguồn gốc nông sản.
Truy xuất nguồn gốc nông sản là xu thế được ưa chuộng hiện nay

Giải quyết sự thụ động trong nông sản Việt Nam

  • Tìm hiểu kỹ nhu cầu, tín hiệu thị trường, để xác định đối tượng sản xuất. Đồng thời quy hoạch lại các vùng sản xuất, nuôi trồng thích hợp, tổ chức sản xuất điều phối theo nhu cầu của thị trường
  • Tập trung phát triển sản phẩm có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, cả thị trường trong nước và xuất khẩu
  • Dựa trên lợi thế của từng vùng, từng địa phương mà sản xuất những sản phẩm phù hợp.
  • Mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh trường hợp phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường nhất định.

Hỗ trợ của Nhà nước trong việc giải quyết những thực trạng của nông sản Việt Nam

Nhà nước cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật đồng bộ để tạo môi trường, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực một cách bình đẳng, minh bạch. Tăng cường công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo thực hiện đúng quy trình chế biến và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và hạ giá thành thông qua:

  • Phát triển hạ tầng cơ sở và logistics.
  • Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ngoài ra, nhà nước cần chú trọng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được đất đai, nhất là các dự án đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sản xuất – sơ chế – bảo quản – chế biến công nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất hiện đại như thuế nhập khẩu nhà kính, cập nhật các loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất – kinh doanh nông sản (máy chiếu xạ, máy xử lý hơi nước nóng) trong danh sách máy móc được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.

Chính phủ nên tăng cường đàm phán để tiếp tục mở cửa thị trường cho các nông sản mới, đặc biệt là nhóm rau, hoa quả đang có nhiều tiềm năng.

Qua bài viết trên có lẽ bạn đã thấy phần nào những vấn đề về nông sản Việt Nam thực trạng và giải pháp. Để cải thiện thiệ tình hình này, chắc chắc là cả một chặng đường dài, và cần sự chung tay của rất nhiều cá nhân tổ chức. Hoàn toàn không phải là chuyện một sớm một chiều có thể giải quyết được.

Tin tức nông sản