8 Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng nông sản Việt Nam Hiệp Nay

Việt Nam luôn thuộc top đầu trong những nước có sản lượng xuất khẩu cao, tuy nhiên về mắt giá thành thì nước ta luôn xếp cuối bảng. Lượng nhiều nhưng giá trị thấp luôn là thực trạng đáng buồn của nông sản Việt Nam. Vậy giải pháp nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao phải nâng cao Chất lượng nông sản Việt Nam?

Việt Nam là nước có nguồn nông sản vô cùng phong phú và đa dạng, đáp ứng cho an ninh lương thực quốc gia và còn góp phần tăng GDP của đất nước nhờ vào hoạt động xuất khẩu nông sản sang các nước. Tuy nhiên nông sản Việt Nam có giá trị không cao do chất lượng nông sản không đáp ứng được các yêu cầu của đối tác.

Sản lượng xuất khẩu cà phê nước ta đứng top 2 những giá trị lại đứng top cuối
  • Khoảng 85% nông sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô sang thị trường các nước. Chính vì vậy nông sản của nước ta bị ép giá bởi khi xuất các loại rau, củ quả tươi không qua khâu xử lý sau thu hoạch thời gian bảo quản ngắn, số lượng, chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng dễ thất thoát vì không được đầu tư đúng cách.
  • Trình độ công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch nhìn chung ở mức độ trung bình (rau, thịt chỉ chế biến được từ 5-10%), chủ yếu vẫn là sơ chế có giá trị gia tăng thấp, tổn thất sau thu hoạch còn lớn (10-20%).
  • Tăng mạnh diện tích nông nghiệp ở một số loại cây ưa chuộng, nhưng chất lượng thì vẫn không cải thiện, dẫn đến sản lượng nông sản của một số mặt hàng cố định làm ứ đọng và dư thừa.
  • Nông sản Việt Nam luôn nhận sự cảnh báo của các nước nhập khẩu trong đó chủ yếu là tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nông sản nhiễm vi sinh vật, kim loại nặng…Không đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Giống cây trồng ngày càng thóa hóa, dẫn đến năng xuất và chất lượng nông sản giảm sút đáng kể.
  • Nông sản Việt Nam đa phầm không có thương hiệu, nhãn mác, chưa thực hiện được truy xuất nguồn gốc sản phẩm đại trà. Dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác.

Như vậy, chất lượng nông sản Việt Nam đang là rào cản trong việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu của nông sản Việt. Hiện nay nông sản Việt nam xuất khẩu sang thị trường EU đang bị rà soát, điều chỉnh chặt chẽ quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm tra. Nếu không có những giải pháp nâng cao chất lượng nông sản thì nông sản Việt Nam sẽ không có cơ hội chen vào các thị trường lớn trên thế giới.

>>Xem thêm:

Nông sản việt nam thực trạng và giải pháp.

Hiệp hội nông sản việt nam.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nông sản việt nam

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì nhiều nước đang xây dựng hàng rào kĩ thuật, tiêu chuẩn khắc khe về nông sản và không dễ để đáp ứng tiêu chuẩn của từng thị trường khác nhau. Vì vậy giải pháp lâu dài là phải nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam. Có như vậy nông sản Việt mới tự tin đánh đâu thắng đó không còn tình trạng có lượng nhưng không có chất nữa.

Áp dụng công nghệ trong sản xuất là giải pháp đột phá

Khoa học công nghệ là giải pháp đột phá biến ngành sản xuất trở thành nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Theo kết quả khảo sát những năm gần đây khoa học công nghệ đã đóng góp hơn 30% tổng giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Áp dụng khoa học công nghệ qua các hình thức sau:

  • Lai tạo, chọn lọc nhiều giống cây trồng tốt, có chất lượng và năng xuất cao.
  • Ứng dụng khoa học công nghệ để phục tráng, lại các giống cây, con chất lượng bảo đảm đưa vào sản xuất.
  • Áp dụng các quy trình kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất như nông nghiệp công nghệ cao, thủy canh,..
  • Xây dựng nhà màng, nhà kính để kiểm soát dịch bệnh và ứng phó với sự thay đổi của khí hậu.
  • Kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để chọn được những giống có hiệu quả cao nhất.
  • Đưa nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

Bằng việc ứng dụng khoa học, năng suất, chất lượng nông sản sẽ được nâng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.

Măng tây là cây trồng mới có giá trị kinh tế rất cao

Tăng cường liên kết giữa nông dân – nhà khoa học – doanh nghiệp – nhà nước

Tăng cường liên kết để phát triển sản xuất quy mô lớn, bảo đảm chất lượng nông sản ổn định. Việc sản xuất của nông dân dưới sự tư vấn kỹ thuật của các nhà khoa học cùng với sự định hướng, quy hoạch của nhà nước sẽ đảm bảo năng xuất, chất lượng nông sản đồng đều, năng xuất ổn định.

Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ với sản xuất, kinh doanh bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn.

Quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất an toàn và theo chuỗi

Việc sản xuất không tập trung, nhỏ lẻ, manh múng dẫn đến sản xuất không đồng bộ, chất lượng không đảm bảo. Nên quy hoạch sản xuất tập trung để dễ dàng kiểm soát dịch bệnh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật hiện đại vào sản xuất góp phần gia tăng năng xuất và chất lượng nông sản.

Nên nên phát triển ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm dựa trên nguyên tắc lựa chọn dựa trên quy mô giá trị của ngành hàng.

  • Lấy doanh nghiệp làm hạt nhân liên kết với các chủ thể kinh tế trong vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp.
  •  Liên kết chặt chẽ chuỗi đầu vào – sản xuất – chế biến – phân phối.

Hoàn thiện các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật

Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật để phổ biến rộng rãi cho người dân. Ngoài ra tiếp tục tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường xuất khẩu để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Làm tốt vấn đề trên thì người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu có thể nắm rõ và triển khai thực hiện, tránh bị trả hàng hay nhận những cảnh báo về chất lượng như thời gian qua.

Đầu tư công nghệ chế biến

Đầu tư công nghệ chế biến sẽ giúp nâng cao chất lượng và giá trị. Muốn làm được điều này trước hết phải xác định được đâu là sản phẩm nên xuất tươi, đâu là sản phẩm nên chế biến để có thể đáp ứng được yêu cầu thị trường. Việc đầu tư cho chế biến cũng có thể giúp xử lý những vấn đề liên quan kiểm dịch thực vật.

Việc đầu tư công nghệ chế biến bằng việc xử lý và chế biến nông sản sẽ giúp nông sản giữ được chất lượng, không bị thất thoát, gia tăng thời gian sử dụng tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.

Phát triển dịch vụ logistics vận chuyển nông sản

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến này trong bảo quản, vận chuyển phù hợp với điều kiện nông sản Việt Nam. Trong khi đó dịch vụ logistics đóng vai tro rất quan trọng trong việc bảo quản nông sản. Việc đầu tư hệ thống vận tải lạnh, kho lạnh để bảo quản nông sản là hết sức quan trọng và cần thiết.

Đảm bảo tất cả hàng nồn sản được dán tem lên đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc

Người sản xuất muốn nâng cao chất lượng nông sản, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì phải biết tạo thông tin đầy đủ cho sản phẩm của mình. Dán tem lên sản phẩm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc để biến nông sản Việt Nam trở thành hàng hóa có giá trị. Cùng với kiểm định, truy xuất nguồn gốc là yếu tố then chốt giúp nông sản của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường tiêu chuẩn chất lượng cao.

Truy xuất nguồn gốc nông sản là cách nâng cao giá trị nông sản

Để chứng minh hoạt động truy xuất nguồn gốc, hầu hết các doanh nghiệp lẫn người sản xuất đều phải thực hiện thông qua các loại chứng nhận như: VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ASC, BAP, ISO…

Chúng ta nên biết rằng, những sản phẩm nông sản nào có đầy đủ thông tin từ khâu tiền sản xuất đến sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Do đó, thông tin sản phẩm ngày càng trở thành hàng hóa có giá trị song song với sản phẩm. Đây cũng là cách giúp người sản xuất kết nối với doanh nghiệp phân phối và cả các kênh bán lẻ trên toàn thế giới.

Nâng cao nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của chất lượng nông sản

Tât cả các biện pháp nêu trên sẽ không có hiệu quả nếu chúng ta không có sự hợp tác cũng người nông dân – những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.

Tăng cường hướng dẫn và nâng cao nhận thức của nông dân để họ hiểu được rằng, mình cần làm gì, cần tìm ai, cần đầu tư bao nhiêu vốn và vật tư, trang thiết bị để đổi mới công nghệ, đổi mới cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao hơn, thu nhập cao hơn.

Như vậy, khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, các sản phẩm nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường lớn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa lợi thế thương mại này, trước hết, nông sản phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng. Những giải pháp nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam nêu trên đòi hỏi sự nỗ lực của các bên liên quan: Nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước. Nông sản Việt Nam muốn gia nhập vào những “sân chơi” lớn, còn cách nào khác phải tự điều chỉnh và thích nghi.

Tin tức nông sản