Cà phê từ lâu đã trở thành loại thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam. Với hương vị thơm ngon, đậm đà đối với một số người đã trở thành loại nước uống không thể thiếu. Quen thuộc là vậy nhưng bạn có biết cà phê nước ta có bao nhiêu loại và thu hoạch cà phê vào tháng mấy không? Câu trả lời sẽ có ngay qua bài viết dưới đây của nông sản Việt Nam.
Mục lục:
Cà phê Việt bắt nguồn từ đâu? Có mấy loại cà phê phổ biến?
Năm 1857 các linh mục đem cà phê vào nước ta trồng thử nghiệm ở một số tỉnh phía Bắc. Sau đó dưới thời đô hộ của Pháp, nhận thấy cây cà phê rất có tiềm năng nên đã đem thêm giống qua và mở rộng quy mô trồng.
Cà phê Việt Nam hiện nay có 3 giống phổ biến nhất:
- Cà phê Robusta: Đây là loại cà phê được trồng phổ biến nhất ở Việt. Cà phê Robusta phân bố chủ yếu trên địa bàn Tây Nguyên, nơi có nhiệt độ trung bình nằm trong khoảng 25-30 độ C và lượng mưa trung bình quanh năm đủ lớn cho cây phát triển, ra hoa, kết quả.
- Cà phê Arabica: Chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà phê cả nước. Arabica thích hợp với khí hậu ôn đới với nhiệt độ khoảng từ 20-25 độ C và phát triển tốt trên các vùng núi cao. Cà phê Arabica chủ yếu phân bố tại hai tỉnh Đắc Lắk và Lâm Đồng, là nơi có địa hình núi rừng cao từ 500-700m và thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu.
- Cà phê Cherry: Chỉ chiểm khoảng 1% trên tổng sản lượng cà phê hằng năm nhưng Cherry vẫn đóng góp một phần hương vị đặc biệt vào danh mục các loại cà phê của Việt Nam. Cà phê Cherry được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Gia Lai, Kon Tum, Nghệ An và cho năng suất thấp.
Trong ba loại cà phê trên, Arabica là loại có giá trị thương phẩm cao nhất và được nhiều người ưa chuộng.
Tại sao cà phê được xem là đặc sản của núi rừng Tây Nguyên?
Cà phê là một trong những nông sản thuộc cây công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất mỗi năm của 5 tỉnh Tây Nguyên Gia Lai, Kon Tum, ĐăkLăk, ĐăkNông, Lâm Đồng. Là một trong những nông sản có tỉ trọng xuất khẩu mang lại thu nhập cho đất nước nói chung và con người Tây Nguyên nói riêng.
Nhắc đến Tây Nguyên không thể nào không nói đến “cà phê”, cây cà phê – linh hồn của con người Tây Nguyên. Là đặc sản không thể bỏ lỡ nếu ai có dịp ghé thăm vùng đất Tây Nguyên đầy nắng, gió này.
>>Xem thêm:
Lợi ích của thanh long ruột đỏ.
Thu hoạch cà phê vào tháng mấy?
Chất lượng của cà phê phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm thu hoạch và kỹ thuật chế biến sau thu hoạch. Thế nên thu hoạch cà phê vào tháng mấy là vấn đề rất được quan tâm.
Tùy theo mùa vụ gieo trồng, điều kiện khí hậu , cách chăm sóc mà ở mỗi vùng có thời gian thu hoạch khác nhau. Cụ thể như sau: 4 tỉnh Gia Lai và Kom Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông là vùng chuyên trồng giống cà phê vối Robussta. Thường thu hoạch cà phê vào tháng 10 đến tháng 12, có nơi chậm hơn thường từ tháng 11 đến tháng 1 hằng năm. Tỉnh Lâm Đồng là nơi trồng nhiều cà phê Arabica thì thường thu hoạch trước cà phê vối khoảng 01 đến 02 tháng. Thông thường thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm.
Như chúng ta thấy sự chênh lệch về thời gian thu hoạch cà phê ở 5 tỉnh Tây Nguyên là rất ít.Tuy nhiên bà con cần căn cứ vào độ chín của quả cà phê để có thời điểm thu hoạch hợp lí nhất để cho ra nguyên liệu cà phê đạt chất lượng cao.
- Cà phê Robustacó thể cao tới 6 mét, tuy nhiên để thuận tiện cho việc thu hoạch thì nên cắt tỉa để giữ độ cao từ 2 – 4m. Sau khi trồng được 12 tháng, cây có thể đạt chiều cao để hãm ngọn. Cà phê sau khi được khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Cây cho sản lượng trái cao nhất ở những năm thứ 6 đến thứ 8.
- Cà phê Chè Arabica có thời gian từ khi ra hoa đến khi trái chín là khoảng 7 – 9 tháng và thời điểm thu hoạch trái thường vào tháng 9 hằng năm. Ở những đốt ra hoa và quả ở năm nay sẽ tiếp tục ra hoa ở những năm sau đó, do đó để không làm tổn thương các đốt ra hoa khi thu hái trái cà phê Chè Arabica thường được tiến hành bằng tay.
Kỹ thuật thu hoạch cà phê
Để cà phê đạt chất lượng cao thì thu hoạch cà phê nên tuân theo một số kỹ thuật dưới đây:
- Cà phê cần được thu hái bằng tay khi tỷ lệ quả chín trên cây đạt 90%. Những trái cà phê vừa chín là trái có vỏ quả màu đỏ, phần cuống quả chỉ hơi xanh và đặc biệt là quả không bị sâu bệnh hại.
- Trước khi thu hoạch cần chuẩn bị bạt sạch trải ở dưới tán cây để quả hái không bị dính đất hoặc lẫn với những quả rụng dưới đất sẽ rất dễ tạo ra nguy cơ lây lan nấm và côn trùng gây hại.
- Không nên tuốt cành, đối với cà phê chè không nên bứt cả chùm sẽ làm ảnh hưởng đến mần hoa bên dưới. Nên dunhg tay bứt quả, xoay nhẹ để rơi xuống bạt một cách nhẹ nhàng.
- Nên thu hoạch theo từng cây và đi theo từng hàng. Đối với những vườn cà phê chín sớm cần được thu hoạch trước.
- Trên một cây cần thu hoạch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để tránh bỏ sót quả trên cành. Sau khi thu hái xong cần chuyển về xưởng chế biến trong ngày.
Không nên thu hoạch những loại cà phê sau: cà phê còn xanh (có nhiều nước, chưa có lớp nhầy bọc ngoài nhân, tỷ trọng hạt thấp); Cà phê quá chín (vỏ quả và vỏ thóc bị khô nên thường cho nhân cho màu nâu); Quả chín ép; Quả bị sâu bệnh hay rơi rụng dưới đất. Khu thu hoạch những loại cà phê này sẽ không đạt chất lượng, giá trị thấp.
Cách chế biến và bảo quản cà phê
Cà phê sau khi thu hoạch phải được chuyên chở kịp về cở sở chế biến, không nên chất tại vườn để quá 24 giờ vì cà phê sẽ bị lên men. Nếu không chở tới cơ sở chế biến được thì nên đem cà phê về nhà trải trên nền gạch thoáng mát và sạch sẽ, không nên xếp quả quá 30- 40 cm.
Trước khi chế biến cần chú ý loại bỏ những tạp chất như lá, cành ra khỏi quả rồi cho vào những bao sạch và vạn chuyển về xưởng chế biến. Có 3 cách chế biến cà phê thông dụng đó là:
- Phương pháp chế biến ướt: Quả cà phê sau khi được thu hoạch, sẽ đem tách lấy hạt, và ngâm trong bể nước, để cà phê được lên men và phần nhớt được loại bỏ. Sau đó, hạt cà phê sẽ được đưa qua máng, để một lần nữa loại bỏ nhớt, và cuối cùng được phơi khô trong khoảng 1 tuần.
- Phương pháp chế biến khô: Quả cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được đem đi phơi khô khoảng vài tuần, thậm chí một tháng, Sau khi đã khô, quả cà phê sẽ được đem xay và tách hạt. Phương pháp này sẽ giúp hạt cà phê hấp thu được hết vị ngọt từ quả, tạo nên hương vị cà phê ngọt ngào, phức tạp hơn. Tuy nhiên quả lâu khô, dễ bị mốc, phụ thuộc và điều kiện thời tiết chất lượng hương vị của cà phê bị giảm.
- Phương pháp chế biến “mật ong”: Ngay sau khi quả được thu hoạch, phần thịt quả sẽ được loại bỏ, và hạt cà phê, lúc này vẫn được bọc một lớp nhầy, hay còn được gọi là lớp mật ong, sẽ được mang đi phơi khô. Hạt cà phê sẽ hấp thụ vị ngọt từ lớp nhầy này.
Chỉ đưa cà phê vào bảo quản trong kho khi độ ẩm trong hạt không quá 12,5% Vì cà phê còn nước nhiều sẽ bị lên men mốc, mất mùi, không để trực tiếp trên nền đất. Dùng bao tải sạch để bảo quản cà phê, trong nhà kho có thông gió tốt và đề phòng nước dột, không để cà phê sát tường.
Thời điểm thu hoạch , kỹ thuật thu hái, chế biến và bảo quản đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định chất lượng tốt hay xấu của cà phê. Hiện nay ở Việt Nam, do người trồng chưa nắm vững kỹ thuật thu hái cũng như các công đoạn sơ chế sau thu hoạch nên chất lượng cà phê ở nước ta trong nhiều năm qua luôn ở nước thấp so với giá cà phê ở các nước khác trên thế giới. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bà con nông dân nhìn nhận rõ hơn về cách nâng cao chất lượng hạt cà phê thông qua thu hoạch cà phê vào tháng mấy, kỹ thuật thu hoạch và cách sơ chế và bảo quản cà phê.