Thị trường nông sản là nơi diễn ra các hoạt động có liên quan trực tiếp đến giao dịch hàng hóa nông sản. Nhờ có nó mà các hàng hóa nông sản được thừa nhận, định giá và có giá trị. Tuy nhiên, thực trạng thị trường nông sản Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điểm thiếu xót và cần cải thiện.
Những thực trạng của thị trường nông sản Việt Nam hiện nay là gì, hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục:
Vai trò của thị trường nông sản là gì?
Thị trường nông sản là tất cả các mối quan hệ về giao dịch hàng hóa nông sản diễn ra tại một khu vực địa lý nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói một cách khác thị trường nông sản là nơi diễn ra các hoạt động có liên quan trực tiếp đến giao dịch hàng hóa nông sản.
Với đường lối xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, tham gia vào thị trường nông sản hiện nay gồm có: Các doanh nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, các hộ nông dân được giao đất sử dụng lâu dài, các hình thức kinh tế tư nhân.
Thị trường nông sản với 4 chức năng chính sau:
- Chức năng thừa nhận tức là người mua (người tiêu dùng) chấp nhận hàng hóa đó.
- Chức năng thực hiện: Thị trường nông sản là nơi diễn ra các hành vi mua và bán hàng hóa nông sản.
- Chức năng điều tiết, kích thích: Thị trường nông sản sẽ tạo ra sự gia tăng hay hạn chế cung cầu.
- Chức năng thông tin: Thị trường nông sản sẽ cung cấp nhiều thông tin liên quan đến hàng hóa nông sản, có nhiều thông tin nên việc xử lý, sàng lọc thông tin là cần thiết.
Thị trường nông sản ra đời đã tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản có cơ hội phát triển theo hướng chuyên biệt và hiện đại với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, với đa dạng thành phần tham gia đã dẫn tới nhiều thực trạng không tốt còn tồn tại. Gây khó khăn, thiệt hại cho tất cả các thành viên tham gia vào thị trường nông sản.
>>Xem thêm:
Thực trạng thị trường nông sản Việt Nam
Giá của nông sản không ổn định mang tính thời vụ
Ngành nông nghiệp nước ta có tính thời vụ khá cao. Tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định của giá cả thị trường đầu ra. Mỗi loại cây trồng có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, dẫn đến mùa vụ gieo trồng cũng khác nhau. Các mặt hàng nông sản thường có xu hướng nhiều vào vụ mùa và ít vào vụ nghịch. Với số lượng chênh lệch nhau quá nhiều giữa các vụ dẫn đến giá của nông sản cũng biến đổi mạnh. Vào vụ mùa giá rất thấp do cung vượt quá cầu, vào vụ nghịch giá lại bị đẩy lên cao do cung nhỏ hơn cầu.
Giá cả nông sản được coi là một trong những vấn đề trọng yếu của của thị trường nông sản. Bởi vì, giá cả là yếu tố cấu thành của cơ chế thị trường có tác động chi phối về cả hai phía cầu và cung của nông nghiệp. Bên cạnh đó, giá cả cũng chi phối các mối quan hệ trao đổi trong nội bộ và trao đổi liên ngành của nông nghiệp như dịch vụ, công nghiệp, truyền thông,.. Chính vì vậy, việc giá cả nông sản không bình ổn đã gây rất nhiều khó khăn đến tất cả các thành phần tham gia vào thị trường.
Cung và cầu nông sản không cân đối
Thị trường nông sản đạt được trạng thái cân bằng khi khối lượng nông sản đem bán vừa bằng với nhu cầu của người mua.Trên thực tế thị trường các nông sản chủ yếu chỉ đạt được trạng thái cân bằng trong những thời điểm nhất định.
Biểu hiện của trạng thái mất cân bằng cung cầu trên thị trường nông sản là giá ở mức quá cao hay quá thấp so với giá cân bằng thị trường. Khi nguồn cung trên thị trường quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng người bán không tìm được người mua dẫn đến tình trạng dư thừa, đẩy giá thành xuống thấp. Ngược lại khi nguồn cung quá thấp, người mua không tìm được người bán dẫn đến tình trạng nông sản khang hiếm, đẩy giá thành lên cao. Khi giá cả càng vượt xa so với giá cân bằng thị trường thì lượng trao đổi giữa cung và cầu nông sản càng ít đi.
Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng cung cầu nông sản là do:
- Sản xuất ồ ạt phá vỡ quy hoạch dẫn đến số lượng của một loại nông sản nào đó quá nhiều trong cùng một thời điểm.
- Thời điểm sau thu hoạch nguồn cung sẽ tăng mạnh hơn là đầu vụ và cuối vụ.
- Thiên tai, bão lũ ảnh hưởng đến sản quá trình sản xuất dẫn đến sản lượng nông sản giảm.
- Nhu cầu của người mua tăng cao vào dịp dễ, tết, cuối tuần…
- Nguồn cung tăng do nhập khẩu từ các nước khác.
Tình trạng độc quyền trên thị trường nông sản
Cũng giống như các loại thị trường khác, thị trường nông sản chịu tác động của qui luật cạnh trạnh thị trường. Cạnh tranh trên thị trường có hai loại là cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền. Đối với thị trường nông sản thì cạnh tranh độc quyền độc quyền một người bán và độc quyền một người mua là những nét đặc trưng của thị trường nông sản.
- Đối với độc quyền bán: Chỉ có một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó được bán các sản phẩm đó tại một địa điểm nhất định. Ví dụ trên một vùng nông thôn rộng lớn chỉ có một công ty thương mại của Nhà nước đảm nhiệm phần lớn việc cung ứng phân bón, thuốc sâu và các vật tư nông nghiệp khác cho các hộ gia đình.
- Trường hợp độc quyền mua: Trên một vùng nào đó chỉ có một nhà máy chế biến mua nguyên liệu do nông dân sản xuất ra; hoặc mỗi ngành sản phẩm nông nghiệp chỉ có một hoặc hai công ty tham gia xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên khi làm cho một ngành hàng nông sản trở thành độc quyền có thể gây ra tình trạng sản lượng cung cấp ít đi, giá bán cho người tiêu dùng tăng lên và nhà kinh doanh thu được lợi nhuận độc quyền. Về lâu dài, tình trạng cạnh tranh độc quyền có thể gây ra những tín hiệu sai lệch về giá cả và hiệu quả sản xuất, dẫn đến sự phân bổ và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong ngành nông sản.
Hệ thống thị trường nông sản chưa đồng bộ
- Công tác quản lý thị trường nông sản chưa chặt chẽ, vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường.
- Mạng lưới giao thông nông thôn ở nhiều vùng chưa hoàn chỉnh còn lạc hậu, đặc biệt ở các vùng núi, vùng xa. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mua bán nông sản.
- Hệ thống chợ nông thôn còn thiếu, còn khoảng 30% số xã chưa có chợ. Hệ thống các trung tâm thương mại vùng và liên vùng đang trong quá trình hình thành nên chưa đồng bộ.
- Người dân chưa tiếp cận thông tin đầy đủ, vì vậy không cập nhập được xu hướng nông sản hiện tại. Dẫn đến nông sản cần thì thiếu, nông sản ít cần thì lại nhiều dẫn đến dư thừa.
Hội nhập vào thị trường nông sản khu vực và thế giới
Với chủ trương xây dựng nền kinh tế hướng ngoại, mở cửa và hội nhập, nền nông nghiệp Việt Nam cũng nhiều khó khăn. Tuy nhà nước đã có những chính sách để bảo hộ nông sản trong nước nhưng kho nông sản nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh với noo0ng sản trong nước, tăng nguồn cung đối với một số loại nông sản.
Những biện pháp khắc phục tình trạng thị trường nông sản
Để góp phần hoàn thiện thị trường nông sản cần coi trọng một số biện pháp chủ yếu sau đây:
Khắc phục tình trạng không đồng bộ
Xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn. Bao gồm thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong đó quan trọng nhất là thị trường vốn, thị trường dịch vụ kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Khắc phục tình trạng độc quyền
Để hạn chế tình trạng độc quyền trong thị trường nông sản cần qui định giá chuẩn cung ứng đối với những hàng hoá và dịch vụ độc quyền đối với các doanh nghiệp tư nhân. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì vẫn phải đầu tư hoàn toàn như dịch vụ thuỷ lợi, điện cung cấp cho nôn nghiệp nông thôn… đánh thuế trọn gói đối với lợi nhuận độc quyền cao.
Khuyến khích mở rộng hợp tác liên doanh, cạnh tranh lành mạnh trong toàn bộ hệ thống thị trường nông sản
Thực hiện tốt chiến lược hội nhập vào thị trường nông sản khu vực và thế giới
Trong điều kiện còn chênh lệch nhiều về qui mô và trình độ sản xuất, nông sản Việt Nam muốn tăng cường khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập vào thị trường quốc, chúng ta cần phải:
- Tích cực mở rộng và tạo thế đứng trên các thị trường mới.
- Tham gia nhiều hơn vào các hiệp định và công ước quốc tế có liên quan đến kinh tế và thương mại.
- Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ kinh tế trong quan hệ ngoại thương đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu (nhập khẩu vật tư nông nghiệp và xuất khẩu nông sản).
- Thực hiện việc kiểm soát buôn bán tiểu ngạch và chống buôn lậu có hiệu quả.
Khắc phục tình trạng mất cân bằng cung cầu
Khắc phục tình trạng mất cân bằng cung cầu trong thị trường nông sản bằng cách kiểm soát giá và định mức cung cấp thực phẩm cơ bản. Thông qua biện pháp định giá trần hoặc giá sàn cho nông sản:
- Định giá trần khi giá thị trường của một loại nông sản nào đó là cao đến mức một và khi trở nên phổ biến thì sẽ gây bất lợi lớn cho ngườ tiêu dùng nông sản.
- Định giá sàn đối với nông sản khi giá thị trường là quá thấp, ảnh hưởng đến lợi ích người sản xuất.
Ngoài ra để hạn chế mất cân bằng cung cầu thì nhà nước nên dự báo nhu cầu trong trong thời gian sắp tới để có những dự báo cho nông dân, tránh tình trạng sản xuất ổ ạt mọt loại nông sản gây dư thừa, lãng phí. Nâng khối lượng tiêu dùng trong nước bằng cách trợ cấp cho việc dùng nông sản làm thức ăn chăn nuôi gia súc.
Như vậy thị trường nông sản nước ta hiện nay, do còn nhiều biến động phức tạp. Còn tồn tại nhiều thực trạng thị trường nông nghiệp về thị trường và giá cả, cần có những biện pháp điều tiết giá cả của Nhà nước một cách rất linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của các hoạt động sản xuất nông nghiệp.