Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; cùng với diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, biến đổi khí hậu trong khi dân số ngày càng tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng. Để giải quyết vấn đề trên thì việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu.
Vậy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì? Hãy cùng nông sản Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục:
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì?
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiến tiến vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, đôt phá về năng suất, chất lương nông sản. Nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo cho nền nông nghiệp ngày môt phát triển bền vững.
Nên ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp bởi vì:
Nông nghiệp là ngành kinh tế quang trọng của Việt Nam. Nhưng qua các năm gần đây tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm. Nguyên nhân do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nắng suất lao động thấp, mà giá thành nông sản cao, thiếu tính liên kết giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. Do vậy Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang là xu hướng tất yếu giúp cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam phát triển.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,…). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%).
>>Xem thêm:
Kỹ thuật trồng bí xanh cao sản.
Một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay
Mô hình trang trại thông minh
Mô hình trang trại thông minh đã được ứng dụng rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta có thể tìm hiểu qua các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới, ví dụ: nhà kính điều khiển khí hậu (Pháp), canh tác nhiều tầng (Singapore), công nghệ sản xuất nhà màng và tưới thông minh (Israel)… Ngoài ra có thể nhắc đến mô hình thủy canh giá thể nhiều tầng Sky Green với những tính năng như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm diện tích.
Mô hình nuôi tôm trong nhà kính
Mô hình nuôi tôm trong nhà kính, ứng dụng công nghệ nhà màng của Isarel, công nghệ hệ thống lọc nước tuần hoàn của Đức và Mỹ, sản xuất con giống và thức ăn theo những quy trình tiên tiến của Tập đoàn Việt Úc, đồng thời ứng dụng công nghệ quản lý nuôi khoa học và chuyên nghiệp. Mô hình nuôi tôm trong nhà kính mang lại các giá trị gia tăng thiết thực như:
- Truy xuất nguồn gốc, đảm bảo hoàn toàn từ nguồn tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do quy trình nuôi ứng dụng công nghệ vi sinh, không sử dụng chất kháng sinh giúp xuất khẩu vào bất kỳ thị trường nào khó tính nhất.
- Giảm diện tích đất sử dụng.
- So với hình thức nuôi tôm truyền thống thì mô hình nuôi tôm trong nhà kính năng suất và sản lượng gấp 10 lần.
Mô hình trồng rau duới ánh đèn LED, thủy canh, khí canh
Điển hình như mô hình trồng rau “khí canh” là mô hình rau lơ lửng trên không, giúp đáp ứng nhu cầu rau sạch trên diện tích đất nhỏ hẹp. Tại Việt Nam, mô hình nhân giống khoai tây “khí canh” đã được thực hiện thành công bởi các nhà khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam. Đây mới chỉ nói về mô hình nhân giống khoai tây chất lượng cao còn mô hình trồng rau sạch khí canh đã thành công từ trước đó, được nhiều đơn vị sản xuất rau sạch áp dụng.
Mô hình trồng rau khí canh tỏ ra hiệu quả hơn với thời điểm hiện tại khi rất tiết kiệm nước (nguồn tài nguyên đang ngày càng ô nhiễm). Hệ thống sẽ phun sương để cung cấp nước cho cây treo trên cao và cũng có thiết bị lấy lại nước bay hơi để tận dụng lại.
Bên cạnh mô hình trồng rau khí canh, mô hình trồng rau thủy canh cũng từng được ứng dụng rất phổ biến và sản phẩm từ mô hình thủy canh đang hiện diện trong nhiều bữa ăn gia đình Việt. Ưu điểm nổi bật của mô hình trồng rau thủy canh là tận dụng được tất cả rau sạch, không bị ung úa, nấm làm hỏng lá như trồng dưới đất.
Các hoạt động trong việc sử dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như : Đầu tư xây dựng khu nhà màng, nhà lưới để sản xuất rau, củ, quả; xây dựng các nhà sơ chế sản phẩm và kho lạnh bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; ứng dụng thực nghiệm khoa học vào sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP cho cây rau; sản xuất nông nghiệp không hóa chất trong cây lúa, cây rau, chăn nuôi lợn, gà… Tuy nhiên, quá trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và nhân rộng các mô hình vẫn gặp nhiều khó khăn.
Những khó khăn của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật đem lại nhiều thành tựu to lớn, mở ra một thời kỳ mới cho sản xuất nông nghiệp. Thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất cũng như cải thiện năng suất đáng kể trong việc sản xuât nông nghiệp. Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuât nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn như sau:
Biến đổi khí hậu
Hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn,trong khi dân số liên tục tăng do đó nhu cầu lương thực tăng cao, sản xuất quảng canh, thiếu hiệu quả. Quy mô manh mún, năng suất lao động thấp, sự bùng nổ của công nghệ thông tin; quá trình hội nghập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản ngày càng cao.
Vốn đầu tư cao
Đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao yêu cầu một số vốn lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, song việc tiếp cận được vốn đầu tư ưu đãi của Nhà nước lại rất khó khăn.
Nguồn nhân lực
Khó khăn trong vấn đề tay nghề và tuyển dụng kỹ thuật, thiếu thốn về cơ sở vật chất, khả năng tài chính hạn hẹp, hoạt động còn chưa cạnh tranh, khó khăn trong việc thu hút nguồn lao động trẻ, có kiến thức, kỹ năng chuyên ngành phù hợp về làm việc lâu dài. Trên thực tế, nguồn nhân lực có chuyên môn, đào tạo ở nước ta hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế so với những yêu cầu hội nhập và phát triển. Trình độ thấp của người lao động đã ảnh hưởng lớn đến việc tập cận khoa học công nghệ. Đặc biệt, ở những vùng miền có nền kinh tế kém phát triển, còn nhiều khó khăn thì đây là rảo cản lớn trong việc xây dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Quy hoạch đất đai
Việc quy tụ đất đai và tập trung ruộng đất còn gặp bất cập về nhận thức của người dân. Đất đai cho việc sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa có chính sách quy tụ để mở rộng sản xuất, xây dựng nông trang cho phép sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai, khiến thủ tục thuê, chuyển nhượng, góp đất sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp không yên tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để sản xuất.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Việc tiêu thụ sản phẩm nông sản theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn hẹp, khả năng cạnh tranh kém cả trong và ngoài nước và chưa thực sự tương xứng với chi phí đầu tư. Đứng trên thị trường quốc tế, phần lớn nông sản Việt Nam chưa tạo dựng được thương hiệu.
Ngoài ra các hoạt động khoa học – công nghệ giữa tỉnh thành trong nước chưa liên kết chặt chẽ. Tại nhiều địa phương việc xây dựng các kế hoạch hợp tác tổ chức giữa cá nhân nghiên cứu khoa học với tổ chức, cơ quan thực hiện dự án còn rời rạc. Vì vậy việc lên kế hoạch và thực hiện các dự án còn nhiều bất cập.
Những giải pháp khắc phục khó khăn khi ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp
Nhà nước cần tiếp tục ban hành và thực thi hiệu quả các chính sách ưu tiên hỗ trợ vốn để nguời dân có thể ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học vào sản xuất.
Bên cạnh đó, hỗ trợ các chính sách về đào tạo nghề, giúp người dân có thể lựa chọn, áp dụng công nghệ phù hợp, chuyển đổi sản xuất trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tăng chất lượng, giá trị kinh tế và năng suất của các sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo ra sản phẩm hàng hóa và ổn định; đồng thời bảo tồn và phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của địa phương.
Đổi mới tư duy về các hoạt động khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo hướng từ sản xuất nông hộ nhỏ lẻ sang sản xuất, kinh doanh tập trung quy mô lớn gắn với tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chọn tạo, cải tiến giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi, giống thủy sản, tập trung vào các đối tượng trọng điểm, chủ lực và phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Đẩy mạnh các mô hình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ theo chuỗi giá trị; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và giữ vai trò trọng tâm giải quyết khâu vốn, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, người nông dân là chủ thể của sản xuất gắn kết với doanh nghiệp, đảm bảo kết nối quá trình sản xuất với thị trường tiêu thụ.
Tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; ưu tiên đầu tư đúng mức cho công tác khoa học công nghệ gắn với chuyển giao, định hướng cho người dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường nhằm ổn định khâu tiêu thụ, tăng thu nhập trên một đơn vị sản phẩm và tăng hiệu qủa sử dụng đất.
Tăng cường cơ chế chính sách hỗ trợ các mô hình ứng dụng quy trình sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, các quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và an toàn với môi trường.
Đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số cần quan tâm đến các chương trình nâng cao trình độ sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân; kết hợp tổ chức tập huấn và xây dựng các mô hình trình diễn nhằm chuyển giao kỹ thuật canh tác đơn giản cho nông dân, từng bước nâng cao trình độ thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm, sâu bệnh hại cây trồng…
Ưu tiên các đề tài ứng dụng , dự án liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng các công nghệ, thiết bị chế biến sâu, công nghệ, thiết bị sản xuất thực phẩm chức năng, nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ lương thực, rau quả và các chế phẩm, phụ phẩm sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp.
Như vậy việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về sản lượng và chất lượng nông sản. Qua đó cũng cho thấy việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp tăng cường mối quan hệ giữa nông dân- nhà khoa học- doanh nghiệp- nhà nước.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.