Kỹ Thuật Trồng Mãng Cầu Thái Trái To, Chắc khỏe – Năng Suất Cực Cao

Mãng cầu Thái là giống mãng cầu mới, có năng suất cao, mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm ngọt và quan trọng là có hiệu quả kinh tế rất cao. Vậy để sở hữu một vườn cây mãng cầu Thái to, khỏe, năng suất cao thì chúng ta cần những gì? Hãy tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây mãng cầu Thái qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm chung của cây mãng cầu Thái

Mãng cầu thái (còn gọi Na thái hay mãng cầu na) là giống cây ăn quả này có nguồn gốc từ Thái Lan.Tại Việt Nam, cây mãng cầu Thái là giống cây mới có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mãng cầu giống Thái quả to, vị ngọt rất được ưa chuộng

Mãng cầu Thái có 2 loại phổ biến:

  • Mãng cầu bở: khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ. Hoặc trái chưa chín hẳn nhưng có thể đã nứt khi còn trên cây.
  • Mãng cầu dai: Các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển vì dù có chạm mạnh trái không bị vỡ ra, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít. Độ ngọt của Mãng cầu Thái cao hơn Mãng cầu bở.

Khả năng chống chịu của cây mãng cầu Thái

Yêu cầu về nhiệt độ: Mãng cầu Thái phát triển tốt ở vùng đất thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới ấm và ẩm dưới độ cao 1000-1200 m và tương đối chịu hạn nhưng không ra quả tốt nếu lượng mưa cao. Không chịu được khi nhiệt độ xuống quá thấp. Tuy nhiên, nó có thể chịu hạn tốt và có thể trồng thành công ở những vùng có mùa khô kéo dài. Một đặc điểm khiến mãng cầu Thái chịu được điều kiện khô hạn kéo dài là do thói quen sinh trưởng rụng lá của nó, nhằm hạn chế thoát hơi nước. Vì vậy, nó không có lá trong phần lớn các tháng của mùa khô. Mãng cầu Thái sẽ bắt đầu ra hoa vào đầu mùa mưa.

Yêu cầu về thổ nhưỡng: Mãng cầu Thái không đòi hỏi nhiều về đất, có lẽ là loài dễ thích nghi nhất trong các loài cây ăn trái, vì nó có thể chịu được gió và khí hậu khô cũng như đất bạc màu, cát và đá vôi miễn là thoát nước tốt. Tuy nhiên, năng suất mãng cầu Thái sẽ cao hơn nếu trồng trên đất mùn cát và đặc biệt là nó không thể chịu được ngập úng trong bất kỳ thời gian nào. Độ Ph thích hợp là 5,6 – 6,5, và có thể chịu được độ mặn nhẹ.

Chính vì những đặc tính như trên, mãng cầu Thái rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở nước ta. Điều kiện tự nhiên vô cùng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nó, tuy nhiên nếu không nắm bắt được kỹ thuật trồng mãng cầu Thái thì năng xuất mãng cầu Thái sẽ không cao, lại thường xuyên bị sâu bệnh hại.

Giá trị kinh tế của mãng cầu Thái

Cây giống Mãng Cầu Thái có chiều cao từ 30-40cm ,trọng lượng trái từ 0,5kg đến 1kg.Tỷ lệ hạt rất ít (chiếm khoảng 20% đến 30% hạt so với giống mãng cầu hiện có ở Việt Nam). Không chỉ quả to, mã đẹp mà Mãng Cầu Thái còn được cả người bán và người m ua hài lòng khi ăn có vị thơm, ngọt đậm. So với mãng cầu thường, 10 quả mới được 1 kg nhưng nhiều vỏ và cuống trong khi Mãng Cầu Thái quả to, thịt dày và ít hạt nên ăn nhiều hơn.

Ngoài tác dụng bổi bổ sức khỏe, mãng cầu Thái còn giúp nâng cao sức đề kháng nên giá thành đắt gấp 2, gấp 3 lần so với mãng cầu thông thường.

  • Loại I: Giá thành dao động từ 80.000 – 100.000đ/kg, vào các dịp lễ, tết lên đến 150.000 – 190.000đ/kg.
  • Loại II: Giá dao động từ 40.000 – 60.000đ/kg.
Mãng cầu Thái có hiệu quả kinh tế rất cao

Cây mãng cầu Thái không chỉ có chức năng như một loại cây ăn quả. Nó cũng được sử dụng trong y học để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, cảm lạnh, ớn lạnh, thấp khớp và khó ngủ. Nó cũng có chức năng chống ung thư và làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Hạt khi đun nóng có thể sản xuất dầu dùng để chống sâu bệnh nông nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hạt, lá và rễ có độc do sự xuất hiện của alkaloid và axit hydrocyanic trong các bộ phận của cây đó.

>>Xem thêm:

Kỹ thuật trồng rau bí theo hướng khai thác ngọn.

Kỹ thuật trồng bí xanh cao sản.

Kỹ thuật trồng mãng cầu thái cho năng suất cao

Mãng cầu Thái là một loại cây sinh trưởng chậm. Bắt đầu đậu quả từ 2 năm tuổi. Nó là loại cây nhạy cảm với lạnh và sương giá, sẽ không ra quả tốt trong thời gian hạn hán.

Chuẩn bị đất trồng mãng cầu Thái

Để có được sản lượng cao thì nên trồng mãng cầu Thái trên đất dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Có thể chú ý độ pH của đất : 5,5 – 6,5 (thích hợp trên đất phù sa hay đất rừng mới khai phá).

Đào hố trồng: Hố trồng được chuẩn bị trước 2 -3 tháng, kích thước 50x 40x 50cm  hoặc 60x 40x 60 cm. Bón lót mỗi hố 10- 20 kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân +0,2 kg kali trộn đều với đất, ủ  2-3 tháng trước khi trồng.

Cách nhân giống mãng cầu Thái

Nhân giống bằng hạt:

Thời điểm gieo hạt: Vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch và tháng 2 âm lịch (tháng 2 gieo thích hợp hơn, tỷ lệ nảy mầm và cây con có tỷ lệ sống cao hơn)

Cách xử lý hạt giống: lấy nước ấm tay có thể 45 – 550C pha thuốc F95 theo hướng dẫn trên bao bì. Ngâm hạt ngập trong dung dịch trên thời gian khoảng 2 ngày, 2 đêm. Sau mỗi ngày phải thay nước, đãi rửa chống chua, thối hạt.

Ủ hạt: khi hạt đã ngâm trong dung địch đạt tiêu chuẩn ta tiến hành ủ hạt trong cát, tải, khăn ẩm để hạt nứt nanh và đem gieo (thời gian ủ cho đến này mầm khoảng 5 – 10 ngày).

Gieo hạt: Có thể gieo trong bầu, gieo hạt theo luống hoặc gieo trực tiếp.

Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành:

Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Mãng cầu Thái chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là Mãng cầu Thái và Bình bát (có người gọi là nê ) nhưng hạt bình bát khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép Mãng cầu Thái. Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1 – 2 tuổi, đường kính đạt 8-10 mm. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho áp vào nhau vừa vặn.Vết cắt dài khoảng 5 – 6 cm. Dùng băng ghép quấn kín miệng ghép.

Giống mãng cầu Thái ghép

Thời vụ và mật độ gieo trồng mãng cầu Thái

Thời vụ: Ở  miền Bắc, nếu trồng vào mùa xuân thì khoảng tháng 2 và tháng 3. Nếu vào mùa thu sẽ trồng vào tháng 8 và tháng 9. Ở miền Nam thường được trồng vào đầu mùa mưa là tháng 4 và tháng 5.
Mật độ trồng: Tùy theo mục đích sử dụng vườn cây, có thể trông ở nhiều mật độ khác nhau:2x3m.,3x3m hay 3 x 4m. Có thể tiến hành trồng xen canh với các cây ăn trái lâu năm.

Kỹ Thuật trồng cây mãng cầu Thái

Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt ngang với mặt đất (không trồng sâu gây nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70 -80%.

Kỹ Thuật chăm sóc cây mãng cầu Thái

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt là trong mùa khô và trong giai đoạn trái đang lớn và khi quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; xới gốc 2-3 lần/năm.

Phân bón: Tuỳ theo độ tuổi của cây na mà tiến hành lượng phân bón cho phù hợp, lượng phân bón cho cây na trong 01 năm như sau:

  • Với cây từ 1- 4 năm tuổi: 15-20kg phân chuồng, 0,7kg phân đạm, 0,4kg phân lân và 0,3kg kali.
  • Với cây từ 5- 8 năm tuổi: 20-25kg phân chuồng, 1,5kg phân đạm, 0,7kg phân lân và 0,6kg kali.
  • Với cây trên 8 năm tuổi: 30-40kg phân chuồng, 1,7kg phân đạm, 0,8kg phân lân và 0,8kg kali.
  • Tiến hành bón phân vào các thời kỳ: khi cây băt đầu ra hoa vào tháng 2-3, thời kỳ nuôi cành, nuôi quả vào tháng 6-7, bón thúc và vun gốc vào tháng 10-11.

Kỹ thuật kích hoa mãng cầu Thái trái vụ

Để có mãng cầu Thái ra hoa bán đúng dịp tết, lễ có thể xử lý ra hoa theo phương pháp sau:

Xử lý cơ học mãng cầu Thái

Cắt cành và loại bỏ những cành khô, cành sâu bệnh và cành vượt. Đồng thời kết hợp tuốt lá, khống chế chiều cây của cây tạo cây có bộ tán dù. Trước khi tuốt lá nên tưới nước cho cây trước 1-2 tháng và lặt toàn bộ trái ở vụ thuận để cây nuôi cành, tạo quả về sau. Sau khi cắt cành tạo tán và tuốt lá cần xiết nước 7 – 10 ngày giúp phân hóa mầm hoa.

Xiết nước và tưới nước mãng cầu Thái

Sau khi cắt cành tạo tán và tuốt lá cần xiết nước 7 – 10 ngày giúp phân hóa mầm hoa. Sau khi xiết nước 7 – 10 ngày, tưới đẫm và đợi đến 7 ngày sau tưới lại lần 2 và định kỳ 3 – 4 ngày tưới 1 lần để giữ độ ẩm. Tiến hành phun thuốc để phòng ngừa sâu bệnh hại và thuốc kích thích ra hoa.

Chú ý: Giai đoạn tưới định kỳ không được tưới 1 lần quá nhiều nước gây rụng bông và phát triển lá.

Thu Hoạch và Bảo Quản

Dấu hiệu Mãng cầu Thái chín là màu trắng hoặc xanh vàng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (Na mở mắt). Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “Na bở” kẽ nứt toác.Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó tiêu thụ. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là Na dai, vẫn dễ nát.Nên tiến hành hái quả còn một đoạn cuống và đợi khoảng vài ngày khi quả đã chín mềm là ăn được.

Mãng cầu Thái đã cải thiện đời sống cho bà con nông dân

Quả sinh ra trên gỗ cũ và gỗ mới. Vì quả phổ biến hơn trên gỗ mới, nên việc tỉa cành là một lợi thế. Khoảng cách các hàng cách nhau 6 m là thích hợp cho cây kẹo ngọt. Ở miền Bắc, mùa mãng cầu Thái thường chín vào khoảng tháng 6 đến tháng 9. Còn ở miền Nam thì mãng cầu Thái được thu hoạch sớm sơn so với miền Bắc.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây mãng cầu Thái

Rệp sáp phấn

Gây hại trên lá, quả.Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng như phấn.Rệp sáp tập trung chích hút trên lá và quả làm cho lá bị quăn, quả bị chai không lớn được.Nếu rệp sáp tấn công vào giai đoạn quả non thì quả thường bị rụng.Nếu tấn công vào giai đoạn quả đã phát triển, quả sẽ mất giá trị thương phẩm. Khi chích hút quả na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh trưởng kém. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng.

Biện pháp phòng và trị rệp sáp phấn:

Sau khi thu hoạch, tỉa cành làm cho vườn thật thông thoáng và loại bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp. Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu ít gây hại cho thiên địch như: DRAGON 585EC (15-18ml/ 8 lít nước), SAGO SUPER 20EC (25 ml/ 8 lít nước), DIMENAT 40EC. Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày để bảo đảm diệt sạch rệp sáp.Chú ý đảm bảo thời gian cách ly in trên bao bì.

Sâu đục quả

Thành trùng là loài bướm cómàu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20-22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả. Triệu chứng để thấy là bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài.Thường một quả có nhiều sâu phá hại.

Biện pháp phòng trị:

Khi măng cầu có quả, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Loại bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn. Sử dụng một trong các loại thuốc như sau: SHERZOL 205EC (20 ml pha cho 1 bình 8 lít nước phun khi quả cỡ ngón tay út); SECSAIGON 25EC, FENBIS 25EC… Chú ý phun kỹ vào quả, không cần phun tràn lan cả vườn để hạn chế lượng thuốc sâu sử dụng đồng thời duy trì được quần thể thiên địch trong vườn, cũng cần bảo đảm thời gian cách ly như quy định.

Bọ vòi voi gây hại hoa mãng cầu thái

Bọ vòi voi là một loài bọ cánh cứng có màu nâu lợt, đầu kéo dài ra trước tựa như cái vòi, miệng nhai ở cuối vòi. Con cái đẻ trứng vào các vết đục trên cánh hoa. Cả thanh trùng và ấu trùng đều ăn, đục phá cánh hoa.Tấn công hoa mới nở làm cho hoa đen và khô, các hoa bị khô vẫn dính vào cây.Mỗi hoa có thể có từ 5-10 con bọ vòi voi.

Rệp sáp gây hại trên mãng cầu Thái

Biện pháp phòng trị:

Do bọ vòi voi thường ẩn nấp trong cánh hoa nên các loại thuốc trừ sâu thông thường ít hiệu quả với chúng. Phải sử dụng các loại thuốc có tính xông hơi mạnh mới có thể xua đuổi con trưởng thành và tiêu diệt được ấu trùng. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: DRAGON 585EC pha 10ml cho 1 bình 8 lít nước, SAGO-SUPER 20 EC pha 25ml cho 1 bình 8 lít nước, PYRINEX 20 EC pha 25ml cho 1 bình 8 lít nước phun đẫm lên hoa trước khi số hoa trên cây nở.

Bệnh thán thư

Thán thư là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây mãng cầu. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả.Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm.Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả.Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng.Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

Biện pháp phòng trị:

Phun phòng ngừa từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nên phun định kỳ 15 ngày/ lần, có thể sử dụng các loại thuốc sau đây:

BENDAZOL 50 WP: Pha 10 gram cho 1 bình 8 lít nước hoặc CARBENZIM 500FL: Pha 15ml cho 1 bình 8 lít nước.

Bệnh thối rễ

Do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.

Biện pháp phòng trị:

  • Không để vườn na bị đọng nước vào mùa mưa.
  • Hàng năm, bón bổ sung vôi và dùng thuốc Bordeaux hoặc các loại thuốc gốc đồng tưới vào gốc 2-3 lần để hạn chế bệnh.

Hy vọng với kỹ thuật trồng Mãng Cầu Thái này sẽ giúp các bạn có một vườn Mãng cầu thái thật năng xuất, chất lượng.

Nông nghiệp 4.0