Kỹ Thuật Trồng Bí Xanh Cao Sản Đạt Năng Xuất Cao

Bí xanh cao sản là một loại rau truyền thống của nhân dân ta do dễ ăn, dễ chế biến và còn là nguyên liệu tốt cho sản xuất bánh kẹo. Hiện nay, bí đao được người nông dân đưa vào cơ cấu cây trồng ngắn ngày trong cơ cấu vụ sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, nắm bắt được kỹ thuật trồng bí xanh cao sản sẽ giúp cho việc trồng, chăm sóc được năng suất cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người nông dân.

Bí xanh cao sản là gì? Nguồn gốc và vai trò

Bí xanh cao sản tên khoa học Benincasa hispida, họ Bầu bí hay còn gọi là bí xanh, bí phấn, bí dài, bí chanh, bí đá, bí gối, bù rợ, đông qua… là dạng dây leo dài bằng tua cuốn, nhiều lông phủ và lá hình tim xẻ thùy chân vịt, hai mặt đều có lông cứng.

Bí xanh cao sản có giá trị kinh tế rất cao

Nguồn gốc của bí xanh cao sản:

Bí xanh cao sản có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc được trồng ở hầu hết khắp vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới của châu Á, và miền đông châu Đại Dương, ở nước ta bí đao được trồng ở khắp mọi nơi, nhất là quanh các thành phố, thị trấn.

Vai trò của bí xanh cao sản:

Từ lâu nó đã trở thành loại thực phẩm có tính mát, nhiều khoáng chất, là thực phẩm tốt cho da và tóc, ngoài ra còn thích hợp cho người muốn giảm cân nên được nhiều người ưu thích. Bí xanh cao sản bí xanh cao sản trở thành loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn cho người nông dân. Vì vậy, nắm được kỹ thuật trồng bí xanh cao sản sẽ rất có ích trong quá trình trồng và chăm sóc, đảm bảo hạn chế sâu bệnh hại và đem lại năng xuất cao.

>>Xem thêm:

Một số yêu cầu sinh thái của bí xanh cao sản

Cây bí đao xanh cao sản là cây thuộc họ bầu bí có khả năng sinh trưởng, phát triển, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh rất tốt, trồng bí đao ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật nên sản xuất bí dao được coi là sản phẩm sạch.

Yêu cầu về nhiệt độ của bí xanh cao sản

Nhiệt độ thích hợp từ 24 – 280C. Măc dù vậy hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 10 – 150C nhưng tốt nhất là 250C ở giai đoạn cây con (vườn ươm), yêu cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20 – 220C. Song để cho quả phát triển bình thường thì lại cần cường độ ánh sáng giảm (vừa phải). Bí xanh cao sản có khả năng chịu hạn, chịu khát nhờ hệ rễ khá phát triển.

Yêu cầu về độ ẩm của bí xanh cao sản

Thời kỳ cây con đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất 65 – 70%, thời kỳ ra hoa kết quả cần độ ẩm đất 70 – 80%. Bí xanh chịu úng kém, thời kỳ phát dục ra hoa kết quả gặp độ ẩm lớn do mưa hoặc tưới không hợp lý sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Độ Ph thích hợp của bí xanh cao sản

Bí xanh có thể trồng ở vùng đất thịt vừa, hơi nặng song tốt nhất ở trên đất thịt nhẹ và phù sa, pH thích hợp 6,5 – 8,0.

Thời vụ gieo trồng của bí xanh cao sản

Bí xanh cao sản có thể trồng quanh năm ở tất cả các vùng sinh thái. Tuy nhiên tùy theo chế độ đất và nước của từng vùng, bố trí thích hợp để thời kỳ ra hoa, ra quả tránh bị úng hoặc gặp hạn kéo dài.

  • Vụ Xuân gieo trồng vào tháng 01.
  • Vụ Hè gieo trồng vào tháng 5-6. Ở vùng không chủ động nước gieo trồng vào đầu tháng 04 – 05.
  • Vụ thu gieo trồng vào tháng 09 – 10.
  • Vụ Đông Vùng miền núi ấm trồng bí xanh vào đầu tháng 10, sau khi đã thu hoạch lúa mùa sớm.

Kỹ thuật trồng bí xanh cao sản

Nắm bắt được kỹ thuật trồng bí xanh cao sản sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân. Muốn trồng bí xanh cao sản đạt hiệu quả và năng suất cao, bạn chỉ cần nắm bước sau đây:

Chuẩn bị đất trồng bí đao xanh

Bón lót trước khi trồng 3-7 ngày, loại phân được dùng để bón lót:

  • Vôi bột 30 kg/36 m2, vãi đều trên mặt trước khi lên luống.
  • Phân chuồng hoai 300 kg/360m2, trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh.
  • Phân Lâm Thao 15 kg/360 m2, trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh.
  • Phân Kala 2 kg/360 m2, trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh.

Chuẩn bị giống bí xanh cao sản

Xử lý hạt giống bí đao cao sản trước khi gieo

Thời điểm xử lý: trước khi gieo hạt, cách xử lý như sau:

  • Bước 1: Thúc mầm hạt giống bằng cách ngâm hạt với nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh).
  • Bước 2: Thời gian ngâm: 6 – 8 giờ.
  • Bước 3: Vớt hạt để giáo nước.
  • Bước 4: Để hạt vào khăn ẩm (đã vắt giáo) gói lại cho gói hạt vào bao nilong, buộc kín miệng chống bốc hơi thoát nước.
  • Bước 5: Đem ủ ở nhiệt độ 26 – 29 o

Lưu ý: Thời gian ủ khoảng 3 ngày thì hạt bí xanh cao sản bắt đầu nẩy mầm.

Gieo hạt bí xanh cao sản

Có hai cách gieo hạt bí xanh cao sản đó là:

Gieo trực tiếp ra luống:

  • Bước 1: Xác định lượng hạt, lượng hạt giống cần cho 1 ha là 1,2 kg (30g/sào), mỗi lỗ gieo 1 hạt.
  • Bước 2: Gieo hạ, vãi hạt giống đều trên luống, rải móng.
  • Bước 3: Lấp hạt, hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm. Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt
  • Bước 4: Phủ luống, sau khi lấp hạt xong dùng Trấu, rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống.
  • Bước 5: Tưới nước dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm. Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát

Gieo vào bầu:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu.Thành phần đất vô bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to) thường gồm: 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng đã hoai + 1 phần tro trấu + 0,2% lân + 0,2 đến 0,5% vôi bột.
  • Bước 3: Xử lý hạt giống.
  • Bước 4: Bỏ hạt giống vào bầu ươm.

Kỹ thuật chăm sóc cây giống bí đao xanh

Ủ hạt giống bí xanh cao sản khoảng 3 ngày là nảy mầm

Làm giàn che: Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót, bạt …Chỉ che khi trời có mưa to.

Tưới nước: Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống. Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm. Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh thì tưới tưới 2 lần/ngày, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trời rét tùy độ ẩm đất, tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày, tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều.

Bón phân thúc: Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc. Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch, bón thúc tối đa 2 lần (lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 5 ngày).

Kỹ thuật xuống giống bí xanh cao sản

Giàn trồng bí đao xanh nên trồng luống rộng: 1,5 – 2,0 m; khoảng cách trồng 40 – 50 x 80 cm (cây cách cây 40 – 50 cm và hàng cách hàng 80 cm). Nếu trồng bí đao theo hướng không làm giàn (cây bò trên mặt luống) lên luống rộng trên 3,5m; trồng 2 hàng giữa luống, khoảng cách trồng (cây x cây) 40 – 50 cm, hàng trồng cách mép luống 15 – 20 cm (hàng x hàng 2,5 – 3m).

Chú ý: nếu trồng bí bò cần có rơm, rạ,… phủ mặt luống cho bí bò và đỡ quả. Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc sáng sớm. Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước.

 Nhu cầu phân bón cho bí xanh cao sản

Các loại phân dùng để bón cho cây bí xanh cao sản:

Phân hữu cơ: Phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà.. đã được ủ xử lý).

Phân hóa học bao gồm các loại phân sau:

  • Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên chất 46 %
  • Phân kali: Thường dùng phân kali đỏ (kali clorua có hàm lượng kali nguyên chất là 60%)
  • Phân lân: Có 2 loại phân lân là lân nung chảy (14-16% P2O5), và lân super (16-18% P2O5).
  • Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại là BioGro bón qua rễ và BioGro bón qua lá

Lượng phân bón cho cây bí xanh, phải đảm bảo lượng phân cân đối giữa N, P, K. Lượng phân cần cho 1ha: Phân chuồng hoai mục: 15-20 tấn, phân đạm: 250-300kg, phân lân: 450-500 kg, phân kali: 250-300 kg. Cách bón như sau:

  • Bón thúc lần 1 (Sau khi cây mọc 30-40 ngày): Bón vi sinh BioGro, lượng 30 – 40 kg/ha. Bón xung quanh gốc rồi lấp đất.
  • Bón thúc lần 2 (Sau khi cây ra quả rộ): Bón phân đạm NPK, lượng 100-200 kg/ha. Bón xung quanh gốc.
  • Bón thúc lần 3 (Khi cây ra quả sinh trưởng phát triển kém): Bón lượng phân còn lại, lượng phân còn lại. Bón xung quanh gốc.

Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch.

Kỹ thuật chăm sóc cây bí xanh cao sản

Trồng dặm

Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

Tưới tiêu nước

Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục. Bí đao xanh rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, nên chú y cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới  rãnh  hoặc tưới có hệ thống tưới  nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

Đôn dây

Khi dây bí đao xanh dài >1,5 m, tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí quanh gốc, tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng lượng phân bò hoai còn lại, cách này  giúp  cho  rễ bất định phát triển, dây bí  cho  trái bền. Khi bí  bắt  đầu  ra hoa thì  ngưng đôn dây và cho bí leo lên giàn hoặc bò trên đất.

Làm giàn

Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo. Có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Có thể làm giàn hình chữ U ngược hoặc làm giàn hình chữ A cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đổ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.

Làm giàn cho bí xanh cao sản giúp hạn chế sâu bệnh hại và tăng năng xuất

 Sửa dây

Sâu bệnh và tăng đậu trái. Với bí trồng bò đất, sửa dây bò vào trong luống và dây phân bố đều. Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho bí xanh cao sản

Các sâu hại thường gặp trên cây bí xanh cao sản

Thành phần sâu bệnh hại bí xanh cao sản cũng rất phong phú nhưng mức độ gây hại, thời điểm xuất hiện phụ thuộc nhiều vào giống, mùa vụ. Một số sâu hại chính trên bí xanh:

Bọ trĩ (Thrip spp.)

Thường xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ và mật độ tăng dần khi cây phát triển thân lá mạnh. Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn. Trong năm chúng thường có mật độ cao vào các tháng 3-5 (vụ xuân hè) và tháng 10-11 (vụ thu đông).

Biện pháp phòng trừ:

  • Biện pháp canh tác: Giữ mực nước ổn định, bón phân cân đối. Sau khi bọ trĩ phá hoại, bón thêm ure giúp cây hồi phục nhanh.
  • Đối với những ruộng lúa non, cạn nước, khi mật số bọ trĩ cao cần điều tra số lượng thiên địch trước khi quyết định xử lý thuốc.
  • Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Gaucho,…), Fipronil (Regent…) để phòng trừ.

Ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanch

Biện pháp phòng, trừ:

  • Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để vượt qua tác hại của ruồi, ngắt bỏ các lá bị ruồi hại nặng.
  • Phun thuốc sớm khi ruồi mới phát sinh gây hại bằng các thuốc Trigard, Basudin, Malate,…

Rệp gây hại trên bí xanh cao sản

Biện pháp phòng, trừ:

  • Dùng tay giết rệp, khi rệp phát sinh nhiều phun các thuốc Sherpa, Pyrinex, Fenbis, Polytrin,…
  • Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm. Nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất.
  • Chúng thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết khô hanh, hạn hán. Mật độ thường tăng rất nhanh do chúng đẻ ra con, trong năm thường gây hại nặng vào các tháng 3 – 5 và 9 – 11 trong năm.

Khi mật độ rệp cao phun thuốc kỹ mặt dưới lá : Dầu khoáng Enspray 99EC + Mipcide 20EC, 50WP hoặc Sapen Alpha 5EC. Thời gian cách ly 7-10 ngày.

Sâu xanh ăn lá

Đặc điểm hình thái: Bướm trưởng thành có thân dài khoảng 10mm, khi đậu cánh xếp hình tam giác có vệt màu trắng ở giữa, mép cánh màu nâu đen. Trứng nhỏ màu trắng nhạt, đẻ rời rạc từng quả trên đọt và lá non. Sâu non màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể. Nhộng màu nâu đen.

Sâu ăn lá trên bí xanh cao sản

Biện pháp phòng trừ:

  • Thu dọn tàn dư cây sau khi thu hoạch.
  • Bắt giết sâu non và nhộng.
  • Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát : Olong 55WP hoặc Biocin 16WP, 8000SC + Secsaigon 5EC, 10EC, 25EC, 50EC. Thời gian cách ly 7-10 ngày.

Các loại bệnh hại thường gặp trên cây bí xanh cao sản

Bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis

Bệnh xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp 18-200C, trời âm u có sương mù, mưa phùn, ẩm độ cao > 80%. Gây hại cả thân, lá và thường gây hại nặng trên bầu bí vụ thu đông và xuân hè sớm.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp cơ giới: Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng, có điều kiện nên ngâm nước ruộng một thời gian để diệt nấm.

Trồng luân canh với cây khác họ (cây dưa leo, khổ qua , bầu, bí là những cây trồng cùng họ) do đó không thể trồng luân phiên các cây này với nhau, tốt nhất nên canh tác với các cây trồng khác như vụ thứ nhất dưa leo, vụ thứ hai rau cải vụ thứ ba khổ qua… còn nếu để tận dụng lại màng phủ, chà cắm vụ thứ nhất là dưa leo, vụ thứ hai là các loại đậu như cove,… sử dụng màng phủ nông nghiệp giảm ẩm độ xung quanh gốc và để lá không tiếp xúc với mặt đất.

Mật độ trồng thưa hợp lý không quá dày để tránh bớt ẩm độ cao khi cây giao tán. Đối với giống F1 chỉ nên trồng 1 hạt/hốc, còn giống địa phương có thể trồng 2 hạt nhưng tốt nhất vẫn 1 hạt/ hốc và thu hẹp khoảng cách cây cách cây.

Bón phân cân đối N – P – K, khi bệnh chớm phát nên ngừng bón phân đạm. Kết hợp với việc ngắt bỏ bớt lá già, lá sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong luống dưa leo, khổ qua và nếu ánh sáng không lọt vào tán cây nên tiến hàng tỉa bỏ bớt các chồi phía trên để tạo thông thoáng.

Khi có mưa nhiều, hoặc ban đêm có sương, nên kiểm tra kỹ các lá gần mặt đất, nếu có triệu chứng nhiễm bệnh song song với việc thu hái, tiêu hủy các lá già, lá bệnh nên sử dụng thuốc trừ bệnh phun đều trên lá để hạn chế lây lan lên các lá tầng trên.

Biện pháp hóa học: Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh:

  • Mexyl – MZ 72WP, Alpine 80WDG, Carbenzim 500FL, Dipomate 80WP để phun trừ bệnh giả sương mai.
  • Ở những vùng đang có bệnh, phun phòng khi dưa có từ 3 – 4 lá thật hoặc khi khổ qua có từ 5-6 lá thật bằng các thuốc gốc đồng – Copforce – Blue 51WP, Zineb Bul 80WP, Dipomate 80WP, Mexyl-MZ 72WP, Thio–M 500FL và nên phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.
  • Khi bệnh chớm phát dùng các thuốc gốc đồng – Copforce – Blue 51WP, Alpine 80WDG, Mexyl-MZ 72WP, Thio – M 500FL phun trải đều trên lá dưa, khổ qua nếu bệnh nặng có có thể phun liên tiếp 2 lần, lần thứ hai, cách lần thứ nhất 3 – 5 ngày tuỳ loại thuốc.

Trong sử dụng thuốc trừ bệnh nên sử dụng luân phiên thuốc, đọc kỹ và thực hiện theo những khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc để an toàn cho người, cây trồng. Ngoài ra, trong điều kiện trời mát, it nắng, ẩm độ cao và cây dưa leo đã sinh trưởng được ½ thời gian nếu chúng ta kìm chế được bệnh phấn vàng lây lan thì bệnh phấn trắng sẽ phát sinh gây hại do đó ở lần phun thuốc cuối cùng nên thay các loại trên bằng thuốc trừ bệnh Saizole 5SC hoặc Sagograin 300EC.

Bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum

Bệnh xuất hiện suốt thời gian sinh trưởng của cây hại cả thân, lá và thường gây hại nặng trên Bí xanh vụ xuân hè sau đó đến thu đông sớm.

Bệnh phấn trắng trên bí xanh cao sản

Biện pháp quản lý bệnh:

  • Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy.
  • Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng.
  • Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại
  • Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh.
  • Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch

Sâu xám

Sâu xám thường gây hại giai đoạn cây con trên tất cả các loại rau. Loài sâu này thường cắn đứt các thân và cành non kéo xuống đất để ăn.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng. Dẫn nước ngập ruộng trước khi chuẩn bị đất để trồng.

Biện pháp cơ giới vật lý: Đối với những ruộng có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay.

Biện pháp sinh học: Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng như nhện, bọ rùa, ong ký sinh… Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm +1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc).

Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc để sử lý đất trước khi gieo trồng như Basudin, Diaphos, Regent… Thường hại cây non mới trồng, vào ban đêm chui lên cắn ngang cây, ban ngày chui xuống đất. Tại chỗ cây bị hại, dùng que đào bắt sâu, hoặc dùng Vibam 5 (10)H rắc quanh gốc. Cày bừa kỹ, phơi ải đất, luân canh với cây trồng nước để ngăn chặn sâu xám phát triển.

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng bí xanh cao sản nêu trên sẽ đem lại năng xuất rất cao. Trung bình bí xanh cao sản cho năng suất 35 – 50 tấn/ha. Bên cạnh đó, do có lớp vỏ dày, cứng, khả năng tự đề kháng cao nên nó rất dễ vận chuyển và bảo quản tốt, là loại dự trữ cho vùng giáp vụ và vùng thiếu rau.Vì vậy, nắm vững kỹ thuật trồng bí xanh cao sản là phương pháp hiệu quả để có được những quả bí đao an toàn vừa cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho cả nhà, vừa mang lại giá trị kinh tế.

Nông nghiệp 4.0